Uboit


Sản Xuất Châu Giang
Kho hàng Châu Giang
Tình trạng Mời Liên Hệ


Mầu
Kích thước
Tuỳ Chọn
Bảo hành

Mô Tả Sản Phẩm

. Ubolt là gì?

Ubolt có nhiều cách gọi khác nhau như cùm chữ U, bu lông chữ U, cùm ôm ống chữ U, cùm bolt,…nhưng chung quy lại đều nói tới một chi tiết được làm từ thép có dạng tròn, hình dạng bên ngoài gần giống với chữ U. Ubolt được tiện ren hai đầu, là một vật tư được dùng để ôm ống (định vị và cố định các loại đường ống).

Ubolt có nhiều loại để đáp ứng với từng hạng mục thi công: ubolt được gắn 2 ecu đi kèm, ubolt được gắn 4 ecu đi kèm, ubolt inox 304, ubolt inox 316, cùm U lá, cùm U vuông,…

2. Ubolt được cấu tạo bởi các bộ phận nào?

Cấu tạo của Ubolt trên thực tế không cố định, không bắt buộc phải bao gồm những bộ phận nào ( cũng còn phụ thuộc vào yêu cầu của từng công việc cụ thể). Tuy nhiên, một bộ Ubolt đầy đủ thường được sử dụng sẽ có cấu tạo như sau:

 – Thân ubolt: Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của 1 bộ ubolt bởi nó đóng vai trò là chi tiết chính giúp ôm ống theo ý muốn của người sử dụng.Thân ubolt có dạng trụ tròn hình chữ U với 2 đầu tiện ren theo hệ mét (tiêu chuẩn ren thông dụng nhất tại Việt Nam). Nhờ thiết kế ren này mà đai ốc (hay ecu) được xiết vào thân ubolt, từ đó có thể điều chỉnh vị trí làm việc của thiết bị này.

Đai ốc: Đai ốc có vai trò quan trọng chỉ sau bộ phận thân, cũng chứa ren để xiết vào 2 đầu thân ubolt giúp điều chỉnh vị trí làm việc cũng như tạo lực ép lên đường ống. Đai ốc được sử dụng phải có kích thước đạt tiêu chuẩn để có thể dễ dàng xiết vào thân ubolt. Một bộ ubolt thông thường sẽ cần đến sự hỗ trợ của 2 đai ốc, nhưng cũng có công việc lại cần đến 4 đai ốc.

Nhấn vào đây để điền thông tin nhận báo giá tốt nhất

Long đen (còn gọi là vòng đệm): là chi tiết đi kèm với đai ốc, giúp cho sự liên kết được chắc chắn và bền vững hơn. Cũng giống như đai ốc, long đen cần được chế tạo theo đúng tiêu chuẩn để phù hợp với kích thước của thân ubolt. Một long đen thông thường sẽ được kết hợp với một đai ốc.

Bản mã: Bản mã là chi tiết có cấu tạo đơn giản, thường không kèm theo bộ ubolt có sẵn mà chỉ được sản xuất theo bản vẽ của đơn vị thi công. Như vậy, có những mối ghép cần có bản mã phụ trợ, nhưng có nhiều mối ghép thì không yêu cầu. Có những trường hợp chỉ cần 1 bản mã cho 1 bộ ubolt, có những trường hợp lại cần sử dụng đến 2 bản mã.

Như vậy, một bộ ubolt bao gồm 4 bộ phận trình bày ở trên. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng của khách hàng rất đa dạng nên 3DS Việt Nam không chỉ cung cấp cả bộ ubolt mà chúng tôi còn bán riêng lẻ từng bộ phận, giúp cho việc mua hàng của quý khách được linh hoạt và chủ động hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

3. Các thông số kĩ thuật của Ubolt

– Kích thước Ubolt: Φ22, Φ27, Φ34, Φ42, Φ48, Φ60, Φ76, Φ90,… Φ275, Φ325.

– Đường kính: M12 – M30

– Đường kính thân: M6, m8, M10, M12

– Đường kính ren: M6 – M24

– Chiều dài ren: b30 – b70

– Cấp bền: 3.6, 4.8, 5.6, 6.6, 8.8

– Chiều dài ubolt: tùy từng đơn hàng.

– Tiêu chuẩn sản xuất: Hiện nay, ubolt được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế với hình thức sản xuất hàng loạt. Tiêu chuẩn thông dụng nhất là DIN của Đức (áp dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có

4. Ubolt được chế tạo từ vật liệu gì?

Người ta sản xuất ubolt từ nhiều loại vật liệu, nhiều mác thép khác nhau cho phù hợp với từng điều kiện làm việc và trọng lượng mà ubolt chịu tải, trong đó có 2 loại thép là thép hợp kim và thép không gỉ inox.

– Thép hợp kim có các mác thép sau đây: CT3, CT4, SS400, C35, C45, Q325, Q235,…

– Các mác thép không gỉ:

+ SUS 201 (inox 201): tính chất đặc trưng của mác thép SUS 201 là độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt và hình thức bóng đẹp. So với vật liệu sắt thông thường thì ubolt inox 201được đánh giá cao hơn về khả năng chống ăn mòn hóa học nhưng không nhiều. Chính vì vậy, ubolt inox 201 thường có mặt tại các vị trí khô ráo, ít bị ăn mòn, gỉ sét mà chủ yếu quan tâm đến tính chịu lực. Giá của ubolt inox 201 đương nhiên sẽ cao hơn ubolt sắt một chút nhưng lại thấp hơn ubolt inox 304.

+ SUS 304 (inox 304): mác thép này không chỉ sở hữu khả năng chịu tải lớn, tính thẩm mỹ cao mà còn có khả năng bảo vệ bề mặt vượt trội. Tuy không cứng bằng inox 201 nhưng inox 304 vẫn đảm bảo độ cứng cao cũng như chịu tải trọng rất tốt. Đối với những vị trí mà ăn mòn là mối quan tâm thường xuyên, ubolt inox 304 là loại vật tư được ưu tiên sử dụng.

+ SUS 316 (inox 316): Mác thép này có độ cứng khá cao, tương đương với cấp bền 8.8 nên khả năng chịu tải cực tốt. Ưu điểm của inox 316 chính là khả năng chống ăn mòn hóa học tuyệt vời, được sử dụng nhiều trong những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Ubolt làm từ mác thép này có giá cao hơn 2 mác thép nói trên.

Ngoài 3 mác thép phổ biến là SUS 201, SUS 304 và SUS 316, quý khách hàng có thể tham khảo thêm 2 mác thép được dùng để sản xuất ubolt:

+ SUS 316L (inox 316L): Hàm lượng carbon thấp, hàm lượng Niken cao đã làm nên tính chất cực kỳ vượt trội của inox 316L. Loại inox này có thể làm việc trong môi trường có hóa chất ăn mòn mạnh như axit, được sử dụng trong tủ đựng hóa chất, bể xử lý nước thải có hóa chất ăn mòn mạnh,… những nơi mà yêu cầu chống ăn mòn hóa học phải đặt lên hàng đầu.

+ SUS 310 (inox 310): Inox 310 là loại inox chịu nhiệt do nó có khả năng chống ăn mòn ở nhiệt độ cao. Dựa vào tính chất này mà người ta sử dụng ubolt inox 310 cho các ngành sản xuất xi măng, chế tạo nồi hơi hay các ngành công nghiệp có nhiệt độ làm việc rất lớn.

Cho dù ubolt được làm từ thép hợp kim hay thép không gỉ inox thì sau khi chế tạo, ubolt cũng được xử lý bề mặt bằng các hình thức khác nhau. Thường thì ubolt được mạ kẽm điện phân, nhưng nếu sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt, ubolt sẽ được mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhộm đen để tăng độ bền cho sản phẩm.

Như vậy, quý khách hàng đã biết tại sao chúng ta không nên sử dụng ubolt làm từ sắt rồi đúng không? Mặc dù ubolt sắt có giá thành rẻ, nhưng nếu phải tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt hoặc các hóa chất ăn mòn, ubolt sắt sẽ rất dễ bị hoen gỉ, dẫn đến giảm tuổi thọ một cách nhanh chóng. Do đó, khi cần khả năng chống ăn mòn vượt trội cũng như tính thẩm mỹ cao cho công trình, ubolt inox chính là sự lựa chọn thông minh và tối ưu nhất.

5. Cách phân loại Ubolt

Có 3 cách phân loại Ubolt cơ bản đó là:

– Phân loại theo vật liệu chế tạo:  + Ubolt thép hợp kim

+ Ubolt inox

– Phân loại theo số lượng phụ kiện đi kèm:  + Ubolt có 2 đai ốc, 2 long đen và 1 bản mã.

+ Ubolt có 4 đai ốc, 4 long đen và 2 bản mã.

– Phân loại theo kiểu thân:  + Ubolt hình trụ, 2 đầu có ren

+ Ubolt có ngạnh.

+ Ubolt bọc nhựa

6. Ubolt có ưu điểm gì?

Ubolt được biết đến là một vật tư có độ bền bỉ cao, sức chống chịu tốt (nhất là ubolt làm từ vật liệu thép không gỉ). Khi làm việc ở điều kiện thích hợp nhất, tuổi thọ của ubolt sẽ được kéo dài. Chính nhờ ưu điểm vượt trội này mà ubolt được ứng dụng khá nhiều trong việc thi công hệ thống đường ống, vừa giúp hệ thống đường ống an toàn, tiết kiệm được thời gian lắp đặt, vừa giúp giảm thiểu chi phí thi công.

7. Ứng dụng hữu ích của Ubolt

– Lắp đặt hệ thống đường ống cấp thoát nước, đường ống điều hòa, phòng cháy chữa cháy, ống thông khít, ống dẫn dầu, dẫn ga,….trong các công trình công nghiệp, công trình xây dựng, nhà máy xử lý nước thải, khu chế xuất, nhà thép tiền chế, công trình công cộng, trung tâm,…

– Thi công đường ống nhiên liệu, hóa chất, nước sạch tại các công trình xây dựng trên biển đảo, công nghiệp đóng tàu, thi công hệ thống giàn khoan,…Ở những vị trí đặc biệt này, ubolt inox được ưu tiên sử dụng nhờ đặc tính chống ăn mòn hóa học vượt trội của vật liệu thép không gỉ.

Nhưng sản phẩm liên quan

Phụ Kiện